Nguyên nhân – Triệu chứng bệnh Viêm Da Cơ địa | Doctor Online

1.NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VDCD

Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được 1 cách rõ ràng về căn nguyên cũng như cơ chế bệnh của bệnh lý VDCD. Tuy nhiên người ta phát hiện được các yếu tố dưới đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh VDCĐ:

a. Do di truyền hay còn gọi do gen: Nếu cả bố mẹ bị VDCD thì 80% con sinh ra bị bệnh. Nếu 1 trong 2 bố hoặc mẹ bị thì 50% con sinh ra mắc VDCĐ.

b. Do các tác nhân kích thích

  • Nội sinh (Bên trong): Như các sang chấn tâm lý (stress), thay đổi nôi tiết, Rối loạn chuyển hóa
  • Ngoại sinh (Bên ngoài):
  • Gây ra bởi các dị nguyên như: Bụi nhà, phấn hoa, do thức ăn, vi khuẩn, virus, nấm…
  • Do môi trường, khí hậu, các chất tiếp xúc: như chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất.

Do thay đổi miễn dịch: thì có thay đổi miễn dịch tại chỗ: da yếu, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương.

  • Thay đổi miễn dịch trong máu: Tăng bạch cầu đa nhân, tăng IgE.
  • Tất cả các nguyên nhân trên có thể 1 nguyên nhân có thể nhiều nguyên nhân phối hợp nhau gây ra bệnh VDCĐ.

CÁC THỂ CỦA BỆNH VDCĐ: VDCĐ được chia làm 3 thể tương ứng 3 giai đoạn bệnh

  • VDCĐ ở trẻ dưới 2 tuổi
  • VDCĐ ở trẻ từ 2 -12 tuổi
  • VDCĐ ở thanh thiếu niên và người lớn.

2. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VDCĐ

Triệu chứng của VDCĐ được biểu hiện từng thể khác nhau

VDCĐ ở trẻ dưới 2 tuổi

  • Bệnh thường biểu hiện rất sớm ngay những tháng đầu đời sau sinh thậm chí sau sinh mấy ngày đã xuất hiện bệnh.
  • Tổn thương da chủ yếu giai đoạn này là các mụn nước tập trung thành từng đám ở các vị trí như má, trán, cằm, có tính chất đối xứng 2 bên. Có thể lan ra tay, chân, lưng, bụng. Tuy nhiên cũng có các trường hợp các bé chỉ xuất hiện da khô, đỏ, ngứa.
  • Và triệu chứng chủ yếu đó là: Ngứa và thường ngứa về đêm, triệu chứng này thì ở trẻ thường không biết mà các mẹ chỉ biết thông qua việc trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc…

VDCĐ ở trẻ từ 2 – 12 tuổi

  • Ở giai đoạn này chủ yếu gặp các tổn thương là các sẩn ngứa xuất hiện rải rác hoặc tập trung từng đám, hoặc da dầy lichen hóa. Tuy nhiên cũng có các đợt cấp nên xuất hiện các mụn nước.
  • Vị trí hay gặp: Chủ yếu hay xuất hiện ở các nếp gấp như khuỷu tay, khoeo chân, cổ tay, mi mắt và thường đối xứng 2 bên.
  • Triệu chứng cơ năng: Rất ngứa và cũng thường ngứa về đêm hoặc ngứa nhiều khi ra mồ hôi.

Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn

  • Ở giai đoạn này thì triệu chứng chủ yếu gần giống ở VDCĐ độ tuổi từ 2 -12 tuổi tức là tổn thương da chủ yếu là các sẩn ngứa nổi cao hơn mặt da, mọc rải rác hoặc tập trung thành đám, có thể vãn có các mụn nước và có các vết xước do gãi.
  • Vị trí hay gặp: ở các nếp gấp khoeo chân, cổ tay, khuỷu tay, cổ tay, vùng hậu môn, sinh dục hoặc núm vú, da dầy sần khô ngứa, lichen hóa hằn cổ trâu. Một số xuất hiện mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân kèm da khô nứt, mất vân tay hoặc bong da lòng bàn tay, lòng bàn chân (hay dân gian thường gọi là tổ đỉa, á sừng).
  • Triệu chứng nổi bật nhất đó là bệnh nhân rất ngứa và thường có những cơn ngứa về đêm, nhiều Bệnh nhân còn mất ngủ vì ngứa cứ nghĩ mình bị bệnh mất ngủ nhưng chữa hết ngứa lại ngủ ngon.

3.CHẾ ĐỘ ĂN HỢP LÝ CỦA NGƯỜI BỆNH VDCĐ

  • Khi người bệnh mắc VDCĐ cần chú ý các vấn đề ăn uống và các phương pháp phòng bệnh như sau:
  • Tránh các yếu tố gây bệnh như tránh tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa..
  • Nên kiêng chất dễ gây ngứa, dễ gây dị ứng như: không ăn tôm, cua, nhộng, hải sản, thịt gà, khi tổn thương có mụn nước thì không ăn cá nhất là các loại cá không vảy.
  • Tránh không tiếp xúc với chó mèo.
  • Tránh các căng thẳng stress để cho bệnh không tái phát trở lại.

Bác sĩ Nguyễn Thị Phượng Phó khoa Da Liễu Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam chia sẻ Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị bệnh

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *