Viêm da cơ địa là căn bệnh khá phổ biến gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe người bệnh. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính nhưng trẻ nhỏ gặp với tỷ lệ cao nhất.
Viêm da cơ địa là gì?
-
Bệnh viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, liken đơn dạng mạn tính. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ và bệnh rất hay tái phát. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng mặc dù ít gây nguy hiểm.
Nguyên nhân gây VDCĐ
-
Viêm da cơ địa liên quan khá chặt chẽ với cơ địa dị ứng hoặc có liên quan đến yếu tố gia đình mắc bệnh dị ứng (hen suyễn, viêm mũi dị ứng, tổ đỉa, chàm…) tức là do yếu tố di truyền. Kết quả tổng kết của các tác giả cho thấy 60% người bị viêm da cơ địa, khi sinh con, con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh viêm da cơ địa. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em (khoảng 35%) hoặc do sức đề kháng của cơ thể kém hoặc ăn nhiều thực phẩm, gia vị có tính cay nóng (tiêu, ớt, mù tạt, dầu ăn, cà phê, rượu, bia…Ngoài ra, có thể gặp ở người mắc bệnh về gan làm cho gan bị tổn thương không thực hiện được chức năng thải độc của nó.
Biểu hiện của VDCĐ
-
Triệu chứng thường biểu hiện qua các giai đoạn của bệnh: Giai đoạn cấp tính, vùng da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, nếu bị bội nhiễm vi khuẩn (vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh) sẽ hình thành các mụn mủ và vẩy tiết. Vùng da bị viêm trong bệnh viêm da cơ địa thường, với trẻ nhỏ thường biểu hiện ở hai má và trán, sau đó lan ra mặt (xung quanh miệng thường không bị). Tổn thương da ban đầu là da khô, ngứa lặp đi lặp lại nhiều lần. Đồng thời xuất hiện ban đỏ, phù nhẹ, nổi mẩn, ngứa và mụn nước, sau đó loét, chảy dịch, kết vảy, có khi chảy máu do gãi nhiều. Vị trí hay gặp là mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân, trường hợp nặng có thể lan ra tay, thân mình.
Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa
-
Giai đoạn bán cấp, bệnh biểu hiện với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.
-
Giai đoạn mạn tính, da dày thâm, ranh giới rõ, liken hóa, các vết nứt sẽ gây đau, với trẻ sẽ khóc nhiều, kém ăn, ít ngủ. Đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn ở giai đoạn này hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.
-
Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen suyễn (ở trẻ gọi là viêm phế quản co thắt hoặc hen phế quản).
Những biến chứng thường gặp do VDCĐ
Những biến chứng thường gặp do VDCĐ
-
Viêm da cơ địa nói chung không gây ra biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nhưng nếu không điều trị đúng, kịp thời hoặc trị liệu không phù hợp sẽ khiến bệnh dễ tái đi tái lại, có thể để lại những vết sẹo nghiêm trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tổn thương da về sau. Bởi vì, đặc điểm của viêm da cơ địa gây ngứa có thể âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội. Càng ngứa càng gãi nhiều, càng gãi lại càng có cảm giác ngứa nhiều hơn. Chính vì vậy mà da ngày một bị dày lên, bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn mưng mủ, lở loét da ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Ngứa, với trẻ nhỏ sẽ hay quấy khóc, ăn kém, ngủ kém; với trẻ lớn, người lớn sẽ ảnh hưởng đến học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày.
-
Mặt khác, sau ngứa, bệnh dần dần nặng hơn nếu không được điều trị, vì vậy, vùng da phát bệnh bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm vi khuẩn nhất là do vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn mủ xanh sẽ tạo các mụn mủ, rất khó khăn cho việc chữa trị và có thể gây nhiễm khuẩn huyết. Bởi vì, vi khuẩn tụ cầu vàng cũng như vi khuẩn mủ xanh kháng lại nhiều loại kháng sinh, ngay cả kháng sinh thế hệ mới. Hậu quả của nhiễm khuẩn da do viêm da cơ địa (gãi) sẽ để lại sẹo sau khi chữa trị hết bội nhiễm làm mất mỹ quan nhất là bệnh xẩy ra ở vùng mặt. Viêm da cơ địa nếu kéo dài khiến làn da trở lên sần sùi, mẩn đỏ, dày lên gây mất thẩm mỹ rất lớn, nhất là ở các vị trí nguy hiểm như mắt, mặt. Đáng chú ý nhất là viêm da cơ địa rất hay tái phát đặc biệt là lúc thời tiết chuyển mùa (nóng sang lạnh, mưa nhiều, ẩm ướt, gió mùa đông bắc tàn về…)
-
Nếu viêm nhiễm xuất hiện ở dây thần kinh, mắt, mặt sẽ rất nguy hiểm, bởi vì có thể tác động tới dây thần kinh, gây đau cơ, đau đầu trong một thời gian. Phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng xấu cho thai nhi hơn nữa việc dùng thuốc trong thời kỳ này cho bà mẹ mang bầu cũng khá khó khăn.
-
Viêm da cơ địa ngoài việc hay tái phát còn có khả năng làm xuất hiện một số bệnh khác (hen, viêm mũi dị ứng…) trên người có cơ địa dị ứng
Lời khuyên của thầy thuốc viêm da cơ địa
-
Khi nghi bị viêm da cơ địa cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng, kịp tránh để bệnh gây ra biến chứng. Người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân không nên tự chẩn đoán, tự mua thuốc điều trị sẽ làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí biến chứng.
Nguyên tắc phòng bệnh viêm da cơ địa
-
Cần hạn chế tiếp xúc với các loại dễ gây dị ứng như mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc hóa chất gây dị ứng, lông chó, mèo hoặc các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, dễ kích thích (tôm , cua, cay…). Mỗi khi thời tiết chuyển mùa cần cảnh giác bệnh xuất hiện hoặc tái phát, nếu thấy dấu hiệu xuất hiện cần đi khám bệnh ngay. Giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và vệ môi trường sống tốt. Nếu đã mắc viêm da cơ địa, nên tắm nước ấm thay vì nước lạnh. Hàng ngày nên uống đủ nước và dinh dưỡng đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Giai đoạn cấp tính của bệnh viêm da cơ địa
-
Các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa cấp tính thường bột phát và diễn biến nhanh. Trong đó, vùng da má, cằm, trán thường bị tổn thương đầu tiên. Một số trường hợp khác, các tổn thương có thể lan rộng ra các chi trên, toàn thân.
Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:
-
Các vùng da màu hồng hoặc đỏ đột ngột xuất hiện trên mặt. Chúng tạo thành hình móng ngựa, đôi khi có hình tròn và không chia ranh giới rõ ràng.
-
Da không xuất hiện đám đỏ mà có từng đám sần đỏ ngay dưới da vùng mặt.
-
Sau một thời gian, viêm da cơ địa nổi mụn nước li ti, không có vảy, tiết dịch khi gãi. Chất dịch này có thể chảy trong vài ngày cho đến khi da bị phù nề, ngứa ngáy và hình thành vảy (khi đã khô hết dịch tiết ra).
-
Trong trường hợp da bị bội nhiễm, các vùng da đỏ rát, đau nhức, sưng nhẹ. Quan sát bằng mắt thường thấy có mụn nhỏ, vảy tiết đóng lại màu vàng.
-
Khi mắc chàm thể tạng cấp tính, người bệnh có thể bị nổi mụn nước, chảy dịch ở vùng da tổn thương trong thời gian dài. Sau đó, bệnh dần chuyển qua giai đoạn bán cấp với những dấu hiệu không điển hình: Da khô, hơi đỏ, không bị chảy dịch, phù nề.
Giai đoạn mãn tính của chàm cơ địa
-
Bệnh chàm thể tạng khi sang giai đoạn mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng, tiến triển với những triệu chứng nặng hơn. Ở giai đoạn này, bệnh sẽ có đặc trưng là sự khô ráp, nứt nẻ trên da. Những dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa mãn tính điển hình và khá dễ nhận biết. Cụ thể:
-
Tổn thương chủ yếu xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp như cổ tay, bàn tay, bàn chân, vùng da cùi chỏ,…
-
Các vùng da tổn thương xuất hiện màu đỏ, thậm chí đỏ sẫm, chúng dày sừng và cực kỳ khô ráp.
-
Từng vùng tổn thương phân chia ranh giới rõ ràng với các vùng da lành.
-
Lâu dần, các vùng da tổn thương có xu hướng bị liken hóa do sự chà xát với quần áo hoặc thói quen gãi ngứa. Sự liken hóa biểu hiện thông qua dấu hiệu tăng sinh tế bào sừng, làn da khô ráp, nứt nẻ, chảy máu.
Ngoài ra, chàm thể tạng mãn tính luôn diễn biến dai dẳng và rất dễ tái phát. Các tổn thương da thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, đau rát (ở 98% số người mắc). Do các cơn ngứa ngày liên tục xuất hiện nên tạo ra yếu tố kích thích phản ứng gãi tạo nên vòng lặp: Ngứa – gãi – tổn thương da – ngứa trầm trọng.
Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa
-
Chàm thể tạng gây ra những tổn thương mãn tính cho da, rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Trong một số trường hợp, các dấu hiệu của bệnh lại rất dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề thông thường về da. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh là điều vô cùng cần thiết.
-
Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh lý này thường chia thành lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó, chẩn đoán lâm sàng bao gồm việc thăm khám triệu chứng, tiền sử gia đình, chẩn đoán cận lâm sàng được thực hiện thông qua kiểm tra nồng độ IgE trong máu.
-
Định lượng IgE toàn phần: Là xét nghiệm xác định nồng độ IgE trong huyết tương. Nếu bệnh nhân bị viêm da thể nặng, lượng IgE sẽ càng tăng cao (ở 80% người mắc). Còn ở 20% bệnh nhân còn lại, nồng độ IgE vẫn ở mức bình thường. Do vậy, IgE tăng cao không phải là yếu tố quyết định sinh bệnh học của AD.
-
Xét nghiệm bạch cầu ái toan: Chỉ số bạch cầu ái toan bình thường trong khoảng 50-500 tế bào/microlit máu. Ở bệnh nhân viêm da cơ địa, mật độ này có thể tăng lên hơn 450 tế bào/microlit máu.
-
Test áp da: Là phương pháp nhằm xác định các nguyên nhân gây bệnh làm tăng yếu tố khởi phát bệnh.
-
Radioallergosorbent test (RAST): Là xét nghiệm xác định các dị nguyên huyết thanh. RAST giúp phát hiện các IgE đặc hiệu với kháng nguyên của người bệnh.